Những điều cần biết kinh doanh thực phẩm chức năng (thực phẩm bảo vệ sức khỏe)

Hiện nay, sự quan tâm của tổ chức, doanh nghiệp đối với việc sản xuất, kinh doanh, và phân phối các sản phẩm thực phẩm chức năng (thực phẩm bảo vệ sức khỏe) đang tăng cao. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, cùng với sự bùng nổ của Công nghệ 4.0, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này ngày càng cần phải tập trung và chú ý đặc biệt đến các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh và phân phối sản phẩm của mình.

Thủ tục đăng ký công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm

* Đối với đăng ký công bố sản phẩm trong nước

a, Bản công bố sản phẩm

b, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu Thực hành tốt sản xuất (GMP)

c, Phiếu kết quả kiểm nghiệm ATTP của sản phẩm (thời hạn 12 tháng tính)

d, Tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố

e, Bảng tính liều dùng, bảng RNI

f, Bản tiêu chuẩn sản phẩm (SPEC)

g, Mẫu nhãn sản phẩm

* Đối với đăng ký công bố sản phẩm nhập khẩu

a, Bản công bố sản phẩm

b, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu Thực hành tốt sản xuất (GMP)

c, Phiếu kết quả kiểm nghiệm ATTP của sản phẩm (thời hạn 12 tháng)

d, Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)- Cần hợp pháp hóa lãnh sự

e, Tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố

f, Bảng tính liều dùng, bảng RNI

g, Bản tiêu chuẩn sản phẩm (SPEC)

h, Mẫu nhãn sản phẩm

i, Nội dung ghi nhãn phụ dự kiến

Trình tự đăng ký bản công bố

Sau khi đã đăng ký số công bố cho sản phẩm thực phẩm chức năng. Doanh nghiệp muốn tiến hành lưu thông trên thị trường, bán và quảng bá rộng rãi sản phẩm trên các phương tiện truyền thông thì doanh nghiệp hoặc tổ chức cần tiếp tục quá trình xin giấy xác nhận quảng cáo cho các sản phẩm thực phẩm chức năng. 

Đây là bước quan trọng để đảm bảo rằng các hình thức quảng cáo đều tuân theo quy định và đạt được sự chấp thuận chính thức từ cơ quan quản lý. Việc này đặt ra yêu cầu về tuân thủ và tính minh bạch trong việc quảng cáo sản phẩm, góp phần đảm bảo rằng thông điệp được truyền tải đúng đắn và an toàn đối với người tiêu dùng.

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo TPBVSK

 Hồ sơ xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo

a) Đơn đăng ký xác nhận các nội dung muốn quảng cáo cho sản phẩm.

b) GTN đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm ( bản đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận);

c) Mẫu nhãn sản phẩm (đã được cơ quan cấp GTN công bố sản phẩm phê duyệt);

d) Trường hợp quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản, nội dung dự kiến quảng cáo (ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh); trường hợp quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có mẫu nội dung dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của đơn vị muốn quảng cáo sản phẩm);

Trình tự xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo

Trong thời hạn 10 ngày làm việc (không tính thứ 7 và chủ nhật), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm xem xét hồ sơ +trả kết quả cho đơn vị xin quảng cáo. 

Trong trường hợp hồ sơ có vấn đề, sai sót, cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu đơn vị tiến hành sửa đổi, bổ sung. Trong thời hạn 10 ngày làm việc (không tính thứ 7 và chủ nhật) kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ và phải trả lời lại bằng văn bản với đơn vị xin quảng cáo. 

Sau khi có được giấy xác nhận nội dung quảng cáo cùng với giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm thì tổ chức, doanh nghiệp có thể tự do bán sản phẩm ra thị trường.

Để nhận tư vấn miễn phí dịch vụ hồ sơ, quy trình thủ tục công bố, quảng cáo TPBVSK trong nước và nhập khẩu Khách Hàng vui lòng liên hệ theo Hotline: 098.546.1894

Trả lời