Ai là chủ sở hữu của mỹ phẩm được gia công?

Với quy mô dân số hiện nay thì Việt Nam là thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm, tạo nguồn doanh thu cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đầu tư sản xuất mỹ phẩm không đơn giản, vì phải mất nhiều thời gian và chi phí lớn cho công việc nghiên cứu, sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang hình thức đặt gia công mỹ phẩm để tiết kiệm thời gian và chi phí, mặc dù việc đặt gia công đối mặt với các vấn đề pháp lý.

Rủi ro về trách nhiệm đối với mỹ phẩm được gia công

Để kiểm soát tình trạng hàng hóa không rõ nguồn gốc, chất lượng lưu hành trên thị trường thì Cơ quan nhà nước đã ban hành luật quy định “Các sản phẩm mỹ phẩm muốn lưu thông trên thị trường phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm Mỹ Phẩm và hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng của sản phẩm”.Đăng ký bản công bố sản phẩm mỹ phẩm là bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn sản xuất và đưa các sản phẩm MP lưu thông trên thị trường.

Đồng thời, Cũng theo quy định ghi tại khoản 1 điều 48 Thông tư 06/2011/TT-BYT ngày, doanh nghiệp, tổ chức tiến hành đưa sản phẩm mỹ phẩm lưu thông trên thị trường phải chịu trách nhiệm với các nội dung đã kê khai trong Phiếu công bố mỹ phẩm, chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm, đảm bảo rằng sản phẩm đưa ra lưu thông đáp ứng tất cả các yêu cầu của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và các phụ lục kèm theo.

Theo quy định này, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường hiện nay là đơn vị chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng của mỹ phẩm. 

Có thể hiểu quy định này nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý mỹ phẩm, khi quy toàn bộ trách nhiệm cho doanh nghiệp đứng tên trên hồ sơ công bố mỹ phẩm. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm đồng thời là doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm, quy định này là hợp lý. Nhưng hiện nay, Nhiều Doanh nghiệp nghiệp để tiết kiệm chi phí xây dựng nhà máy, nghiên cứu công thức, mua trang thiết bị đã tiến hành đặt gia công ở các nhà máy sản xuất, thì quy định về chịu trách nhiệm của đơn vị, doanh nghiệp đặt gia công gặp nhiều rủi ro. Với việc họ không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất mỹ phẩm, họ không thể kiểm soát chất lượng của sản phẩm hoặc các sai sót của đơn vị gia công. Điều này đặt ra một vấn đề lớn đối với doanh nghiệp đứng tên trên hồ sơ công bố mỹ phẩm, khi họ phải chịu trách nhiệm đối với những sai sót này.

Việc quản lý mỹ phẩm hiện nay thường chỉ dừng lại ở hình thức hậu kiểm, trong đó việc công bố thông tin mỹ phẩm chỉ là một thủ tục hành chính. Điều này khiến các thông tin được kê khai phụ thuộc hoàn toàn vào đơn vị gia công mỹ phẩm, và doanh nghiệp đặt gia công có thể không thể kiểm chứng tính chính xác của chúng.

Do đó, để giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đứng tên trên hồ sơ công bố mỹ phẩm, cần điều chỉnh và cập nhật quy định pháp luật về quản lý mỹ phẩm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc điều chỉnh trách nhiệm của các đơn vị gia công mỹ phẩm để đảm bảo tính minh bạch và chất lượng của sản phẩm.

Ai là chủ sở hữu của mỹ phẩm?

Trong trường hợp doanh nghiệp đặt gia công mỹ phẩm, việc xác định ai là chủ sở hữu của sản phẩm có thể phức tạp và phụ thuộc vào quy định cụ thể của pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, doanh nghiệp đặt gia công thường được coi là chủ sở hữu của sản phẩm đã được gia công, trong khi đó, theo quy định của Thông tư 06/2011/TT-BYT, chủ sở hữu sản phẩm mỹ phẩm là doanh nghiệp sở hữu công thức, quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều trường hợp doanh nghiệp đặt gia công mỹ phẩm phụ thuộc nhiều vào đơn vị gia công, chỉ thực hiện chi trả tiền công và được gắn tên thương hiệu lên sản phẩm mà không sở hữu toàn bộ công thức và quy trình sản xuất. Trong trường hợp này, việc xác định chủ sở hữu của mỹ phẩm có thể gặp khó khăn.

Việc xác định ai là chủ sở hữu của mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuẩn bị hồ sơ công bố mỹ phẩm. Cụ thể, với trường hợp doanh nghiệp nghiệp đặt gia công chính là chủ sở hữu sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ không phải nộp giấy ủy quyền từ chủ sở hữu sản phẩm- nhà sản xuất. Ngược lại, phải nộp giấy ủy quyền nếu doanh nghiệp công bố sản phẩm không phải là chủ sở hữu sản phẩm.  Đây là một nội dung chưa rõ ràng và có thể ảnh hưởng đến quá trình nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm của các doanh nghiệp.

Để được tư vấn về quy trình, thủ tục hồ sơ đăng ký Mỹ phẩm trong nước và nhập khẩu, Khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline: 098.546.1894

 

Trả lời